Thi công đá ốp lát cầu thang đòi hỏi sự chính xác và cẩn thận trong từng chi tiết. Và để đảm bảo công việc diễn ra thuận lợi, bạn và thợ thi công cần biết chính xác diện tích thi công đá ốp cầu thang. Với những người chưa có kinh nghiệm thì đây có thể là một nhiệm vụ khó khăn.
Tuy nhiên với những chia sẻ dưới đây của Tổng Kho Đá Miền Bắc, bạn sẽ biết cách tính diện tích thi công đá ốp cầu thang theo m2, giúp bạn có được số liệu chính xác như một chuyên gia.
Mục Lục
Lý do nên chọn đá ốp cầu thang
Trước khi đi vào cách tính diện tích, chúng ta cần hiểu lý do tại sao nên chọn đá để ốp cầu thang. Đá là một vật liệu bền bỉ, có khả năng chịu lực cao, chống trầy xước, chống thấm nước và dễ dàng vệ sinh.
Hơn nữa, đá mang lại vẻ đẹp sang trọng và tinh tế cho không gian sống. Với những ưu điểm này, đá ốp cầu thang là một lựa chọn lý tưởng, mang lại tính thẩm mỹ cũng như độ bền và an toàn cho ngôi nhà của bạn.
Cách tính diện tích thi công đá ốp cầu thang
Để tính được tổng diện tích thi công đá ốp cầu thang, chúng ta cần tính được diện tích mặt bậc cầu thang, diện tích cổ bậc cầu thang, diện tích chiếu nghỉ…Sau khi tính toán riêng từng phần và cộng tổng lại, chúng ta sẽ có diện tích thi công đá ốp cầu thang chuẩn xác và tính được lượng đá mà chúng ta cần sử dụng.
Tính diện tích mặt bậc cầu thang
Mặt bậc là phần tiếp xúc với bàn chân và song song với mặt đất. Số bậc cầu thang lý tưởng thường dao động từ 19 đến 21 bậc. Công thức tính diện tích mặt bậc như sau:
Diện tích mặt bậc = Chiều dài x chiều rộng x số bậc
Ví dụ, nếu mỗi bậc cầu thang có chiều dài là 1m, chiều rộng là 0,3m và tổng số bậc là 20, diện tích mặt bậc sẽ được tính như sau:
Diện tích mặt bậc = 1×0,3×20=6m2
Lưu ý, chiều rộng tối thiểu của mặt bậc là 25 cm và tối đa là 30 cm để đảm bảo không ảnh hưởng đến chiều dài và độ dốc của thang.
Tính diện tích cổ bậc cầu thang
Cổ bậc là phần diện tích đứng vuông góc với mặt đất. Thông thường, chiều cao cổ bậc dao động từ 15 cm đến 18 cm để đảm bảo an toàn và không gây mệt mỏi khi di chuyển. Công thức tính diện tích cổ bậc như sau:
Diện tích cổ bậc = Chiều rộng x chiều cao x số bậc
Ví dụ, nếu chiều cao của mỗi cổ bậc là 0,16m, chiều rộng là 1m và số bậc là 20, diện tích cổ bậc sẽ là:
Diện tích cổ bậc = 1×0,16×20=3,2m2
Tính diện tích chiếu nghỉ
Chiếu nghỉ là phần giữa cầu thang, giúp người di chuyển có thời gian nghỉ ngơi. Chiếu nghỉ thường được bố trí sau khoảng 11 bậc thang, với chiều rộng tối thiểu là 90 cm. Công thức tính diện tích chiếu nghỉ như sau:
Diện tích chiếu nghỉ = Chiều rộng x chiều dài x số chiếu nghỉ
Ví dụ, nếu mỗi chiếu nghỉ có kích thước 1,2m x 0,9m và có tổng cộng 2 chiếu nghỉ, diện tích chiếu nghỉ sẽ là:
Diện tích chiếu nghỉ = 1,2×0,9×2=2,16m2
Tổng diện tích thi công đá ốp cầu thang
Sau khi tính được diện tích mặt bậc, cổ bậc và chiếu nghỉ, bạn chỉ cần cộng tổng các diện tích này lại:
Tổng diện tích cầu thang = diện tích mặt bậc + diện tích cổ bậc + diện tích chiếu nghỉ.
Ví dụ, tổng diện tích cầu thang sẽ là:
Tổng diện tích cầu thang = 6+3,2+2,16=11,36m2
Tính diện tích len chân tường
Len chân tường là phần dải vật liệu trang trí tại vị trí tiếp giáp giữa chân tường và bề mặt cầu thang. Công thức tính diện tích len chân tường như sau:
- Len chân tường chân mặt nằm = (chiều rộng + 0,1) x số bậc
- Len chân tường trên mặt dựng = ( Chiều cao + 0,1) x số bậc
- Len chân tường trên chiếu nghỉ = ( Chiều rộng + chiều dài ) x số chiếu nghỉ
Ví dụ, nếu chiều rộng của mặt nằm là 1m, số bậc là 20, chiều cao của mặt dựng là 0,16m và có 2 chiếu nghỉ, diện tích len chân tường sẽ là:
- Len chân tường trên mặt nằm = (1+0,1)x20=22m
- Len chân tường trên mặt dựng = (0,16+0,1)x20=5,2m
- Len chân tường trên chiếu nghỉ = (1+1,2)x2=4,4m
=> Tổng diện tích len chân tường sẽ là: 22+5,2+4,4=31,6m
Nhân tổng diện tích này với đơn giá thi công theo mét dài để có được chi phí cuối cùng.
Công thức tính bậc chéo/ đa giác
Đối với các bậc chéo hoặc đa giác, công thức tính sẽ là:
Diện tích bậc chéo/đa giác = 1,5x(chiều dài x chiều rộng)/2x số lượng x đơn giá.
Ví dụ, nếu mỗi bậc chéo có chiều dài là 1m, chiều rộng là 0,3m, số lượng bậc là 5 và đơn giá là 500.000 VNĐ/m2, diện tích bậc chéo sẽ là:
Diện tích bậc chéo = 1,5 x (1×0,3)x5x500.000=562.500 VNĐ
Các loại cầu thang phổ biến hiện nay
Trong các công trình xây dựng, cầu thang có thể được chia thành 4 loại phổ biến:
Cầu thang chính
Cầu thang chính thường được đặt ở sảnh hoặc giữa nhà, đóng vai trò là xương sống của ngôi nhà. Chúng thường được sử dụng trong các căn hộ, biệt thự cao từ 2 đến 4 tầng. Thiết kế cầu thang chính bằng đá tạo nên sự sang trọng đẳng cấp cho ngôi nhà, đồng thời đảm bảo chống thấm và chống trầy xước hiệu quả.
Cầu thang phụ
Cầu thang phụ được đặt ở các vị trí phụ và ít được sử dụng hơn so với cầu thang chính. Chúng thường dẫn lên sân thượng hoặc các khu vực ít quan trọng. Thi công cầu thang phụ bằng đá chống trơn trượt và tiết kiệm chi phí bảo trì.
Cầu thang phục vụ
Cầu thang phục vụ thường được thiết kế cho nhân viên trong các khách sạn, nhà hàng lớn, giúp họ vận chuyển đồ đạc nhanh chóng và dễ dàng. Việc thi công cầu thang phục vụ bằng đá giúp tăng độ bền, chống trầy xước và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Cầu thang thoát hiểm
Cầu thang thoát hiểm là công trình dự phòng khi xảy ra sự cố như động đất, hỏa hoạn hay thang máy bị hỏng. Chúng được thiết kế đặc biệt với độ bền cao và khả năng chống cháy tốt, giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Cầu thang này thường không được ốp đá vì chúng ít được sử dụng.
Học cách tính diện tích thi công đá ốp cầu thang một cách chính xác giúp quá trình thi công diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và chính xác. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn đảm bảo chất lượng công trình. Nếu bạn cần thêm bất kỳ trợ giúp nào khác, hãy liên hệ ngay với Tổng Kho Đá Miền Bắc để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Chúng tôi sẽ giúp bạn tính toán đúng số lượng đá cần dùng để ốp cầu thang cho gia đình, giúp công trình diễn ra thuận lợi, không bị hoặc thừa vật tư.
Xem thêm: Top 50+ Mẫu Đá Cầu Thang, Đá Ốp Cầu Thang Đẹp Mang Phong Cách Thời Thượng